Hướng dẫn cách lắp xe ô tô điện trẻ em tại nhà chi tiết nhất

Hiện nay các dòng xe ô tô điện dành cho trẻ em đã và đang trở thành xu hướng mà nhiều ba mẹ chọn mua cho bé. Đây là một trong những đồ chơi giúp não bộ bé được phát triển, đồng thời giúp bé trở nên năng động hơn. Tuy nhiên để lắp ráp một chiếc ô tô điện không phải là điều mà ba mẹ nào cũng biết. Vậy hãy cùng Smart Baby tìm hiểu cách lắp xe ô tô điện trẻ em qua bài viết sau đây nhé.

7 bước lắp xe ô tô điện trẻ em dễ dàng, chi tiết

Việc lắp đặt xe ô tô điện dành cho trẻ em khá nhanh gọn, ba mẹ chỉ cần từ 15 – 20 phút là có thể lắp xong xe. Để quá trình này được thuận tiện hơn thì có thể làm theo các bước dưới đây:

Video hướng dẫn cách lắp ô tô điện trẻ em:

Bước 1: Lật ngửa xe lại để việc lắp ráp xe được trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Sau đó, đặt động cơ vào mặt sau và bắt tất cả ốc vít mặt sau để kết nối động cơ với thân của xe.

Tùy từng loại xe khác nhau sẽ có lượng động cơ riêng biệt. Thông thường sẽ có dạng 2 động cơ và dạng 4 động cơ.

Đối với các xe có 2 động cơ thì khi gỡ hai bánh phía sau là bạn có thể lấy được động cơ, còn với xe 4 động cơ thì bạn cần gỡ bốn bánh xe để lấy đủ số lượng máy móc.

Xem thêm: Cách khắc phục và sửa các lỗi nhỏ tại nhà

Bước 2: Sau đó lắp phần chắn phía trước và bốn bánh của xe vào trục cài chắc chắn. Tiếp theo ba mẹ lắp 4 la zăng vào bánh xe.

Xem xét số lượng bu lông ốc vít của xe và gắn thật kỹ để xe không phát ra tiếng động lạ khi bé sử dụng.

Bước 3: Lật xe lên và tiến hành lắp từ phía sau xe.

Cắm dây nối giữa các bộ đèn xe , đấu dây thừa để được một bộ đèn và gắn vào thành xe phía sau như hình bên dưới.

Tiếp theo đó, ba mẹ lắp ghế ngồi vào và vặn chặt vít để ghế ngồi không bị di chuyển trong quá trình bé sử dụng.

Bước 4: Nối dây và lắp vô lăng.

Sau khi tháo vít được gắn phía trong vô lăng ra thì ba mẹ nối dây giữa thân máy và vô lăng để xe hoạt động, đồng thời vặn vít kỹ để nối hai bộ phận trên lại với nhau.

Bước 5: Lắp kính chắn gió và hai bên gương.

Kính chắn gió trong xe ô tô điện cho trẻ em sẽ có lẫy gài, ba mẹ chỉ cần gài kính vào đúng vị rãnh trên mui là xong.

Sau khi đã lắp ráp xong lẫy gài thì ba mẹ tiến hành lắp gương xe (nếu có) vào hai bên.

Bước 6: Sau khi đã xong các bước trên thì ba mẹ lắp bánh phụ (nếu có) vào phía sau xe. Ba mẹ căn chỉnh cho bánh vào khớp và vặn chặt vít lại để không bị rơi ra khi bé khởi chạy sản phẩm.

Bước 7: Sau khi lắp ráp xong các bộ phận của xe thì ba mẹ đến bước cuối cùng là kết nối nguồn điện cho xe.

Nguồn điện của các dòng xe ô tô điện cho bé thường nằm ở cabo phía trước. Tiếp theo đó cắm đúng chiều động cơ của máy có thể điều khiển xe. Sau khi đã kết nối đầy đủ nguồn của xe ba mẹ tiến hành khóa nắp capo phía trước lại.

Sau khi gắn động cơ vào máy ta sẽ chạy khởi động xe để test xem động cơ của máy có hoạt động bình thường hay không, đồng thời sử dụng thử còi, nhạc, đèn,…

Như vậy là ba mẹ đã hoàn thành lắp ráp xe ô tô điện cho trẻ em vô cùng đơn giản và nhanh chóng.

Những lưu ý khi lắp xe ô tô điện trẻ em

Để việc lắp ráp xe ô tô điện cho trẻ em được hiệu quả hơn thì ba mẹ nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Sau khi mở hộp sản phẩm ba mẹ nên kiểm tra xem đã đầy đủ các phụ kiện, bu lông, ốc vít như trong hướng dẫn sử dụng mà nhà sản xuất cung cấp hay không.
  • Bố mẹ nên dùng một hộp nhỏ để chứa các ốc vít để quá trình lắp ráp không bị thất thoát số lượng làm ảnh hưởng đến quá trình trải nghiệm xe của bé.
  • Kết nối các dây mạch theo đúng chiều cũng như đúng dây. Nếu ba mẹ không phân biệt được các dây điện trong xe thì có thể đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc liên hệ trực tiếp với đơn vị sản xuất, nhà phân phối gần nhất để được hướng dẫn cụ thể hơn.
  • Trong quá trình lắp ráp cũng như sử dụng nên tránh tiếp xúc với nước, đảm bảo không đổ nước vào các bộ phận board mạch điều khiển để tránh hư hỏng nguồn điện bên trong. Nếu chẳng may bị dính nước, ba mẹ có thể lau và đem phơi khô hoàn toàn bộ phận này trước khi khởi động máy.
  • Các vít cần được vặn chặt để khi bé sử dụng thì không bộ phận nào bị rơi rớt ra ngoài, làm ảnh hưởng đến bé và sản phẩm.
  • Các bộ phận của xe ô tô điện nên lắp ráp theo thứ tự và đúng vị trí để bé có trải nghiệm tuyệt vời hơn.

Hướng dẫn cách lắp xe ô tô điện trẻ em tại nhà

Hướng dẫn cách lắp xe ô tô điện trẻ em tại nhà

Xem thêm: Cách sử dụng các tính năng cơ bản xe ô tô điện trẻ em

Những lưu ý khi sạch pin, ắc quy lần đầu cho xe điện trẻ em

Để pin ô tô điện được kéo dài thì những lần sạc đầu tiên là rất quan trọng. Vậy đâu là những điều mà ba mẹ nên biết để tránh làm hư hỏng pin. Hãy cùng tham khảo những lưu ý phía sau đây nhé:

  • Khi mới mua xe ô tô điện lần đầu, ba mẹ thường có thói quen đem xe đi sạc đầy bình rồi mới cho bé chơi nhưng không biết rằng mình đã mắc sai lầm khi làm điều này. Bởi khi mới mở hộp và lắp ráp chiếc xe hoàn chỉnh thì ba mẹ nên cho bé chơi ngay cho đến khi nào đèn báo hiệu pin yếu của xe xuất hiện thì ba mẹ mới nên đi sạc.
  • Bố mẹ không nên cho bé dùng ráng đến khi ngừng hoạt động do cạn kiệt pin vì sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến ắc quy của xe. Tốt nhất ba mẹ khi mới mua xe về hãy cho bé dùng đến khi nào xuất hiện đèn báo hiệu sạc pin thì nên đi sạc ngay. Đồng thời nên sử dụng chính thiết bị đi kèm của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn cho xe cũng như gia tăng độ bền cho xe.
  • Ba mẹ nên chú ý những lần sạc đầu tiên bởi đây sẽ là yếu tố quyết định xem pin về sau có bị chai không, tuổi thọ pin có dài không,… Các nhà sản xuất khuyến cáo ba mẹ nên sạc những lần đầu từ 6 – 12 tiếng (tùy dòng xe) để làm già acquy và nên sạc đầy trong các lần sạc.
  • Để động cơ của xe hạn chế hư hỏng và kéo dài tuổi thọ pin thì ba mẹ không nên kéo lê phần bánh sau khi đang sạc cũng như mở nắp capo phía trước. Chỉ sạc đủ thời gian theo quy định của mỗi loại xe và khi đèn sạc chuyển sang màu xanh thì nên rút sạc ra.
  • Dù trong lần sạc đầu tiên hay những lần sạc sau này, bộ sạc điện của xe phải được để ở nơi khô ráo, tránh xa tầm tay trẻ em và đồng thời hạn chế sạc thiết bị qua đêm, vì điều này dễ làm pin bị chai và phồng pin.
  • Chỉ nên sử dụng bộ sạc chính hãng mà nhà sản xuất bán kèm với sản phẩm để tương thích với dòng xe của bé. Bởi những bộ sạc không chính hãng sẽ có những chênh lệch về tiếp xúc dễ dẫn đến tình trạng chập cháy.

Các vấn đề về pin, ắc quy và cách sạc xe ô to điện trẻ em tại nhà… bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: https://smartbaby.com.vn/cach-sac-xe-o-to-dien-tre-em/

Hi vọng những chia sẻ mà Smart Baby tổng hợp phía trên có thể giúp ba mẹ có thêm kiến thức bổ ích về cách lắp xe ô tô điện để bé sử dụng một cách an toàn. Còn nếu bạn chưa mua cho bé món đồ chơi tuyệt vời này thì hãy đến ngay Smart Baby để tham khảo và lựa chọn sản phẩm phù hợp để tặng cho bé nhé.

Có thể bạn quan tâm:

  • Cách sạc xe ô to điện trẻ em đúng cách, an toàn
  • Có nên mua xe ô tô điện trẻ em cũ hay không
  • Gợi ý mẫu xe ô tô điện trẻ em 4 chỗ ngồi giá rẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *