Cách sử dụng xe ô tô điện trẻ em đầy đủ & chi tiết nhất

Hiện nay xe ô tô điện trẻ em rất được bố mẹ quan tâm và thường lựa chọn làm món quà dành tặng con. Đối với phụ huynh lần đầu mua thường khá loay hoay trong các thao tác điều khiển, sạc pin hay bảo quản. Do đó, bạn cần nắm bắt cách sử dụng xe ô tô điện trẻ em một cách đầy đủ nhất. Cụ thể về các thao tác trên xe, điều khiển từ xa, lỗi thường gặp,…sẽ được cung cấp qua nội dung bên dưới đây.

Cách sử dụng các tính năng cơ bản xe ô tô điện trẻ em

Gần như 100% các xe ô tô điện trẻ em đều tích hợp 2 chế độ điều khiển là trên xe và Remote. Do đó để xe có thể di chuyển, hoạt động thì bố mẹ cần hỗ trợ con em sử dụng những tính năng này. Vậy cách điều khiển ra sao? Kết nối như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

Điều khiển trực tiếp trên xe ô tô điện của bé

Các xe ô tô điện cho trẻ em hiện nay có thiết kế, mẫu mã khác nhau tùy vào từng đơn vị sản xuất. Tuy nhiên nhìn chung, bảng điều khiển trực tiếp trên xe hầu hết nằm ở tại khu vực vô lăng. Mục đích để các bé có thể nhấn nút điều khiển một cách dễ dàng. Theo đó, các nút lệnh bao gồm như sau:

Bảng điều khiển trên xe ô tô điện của bé

Bảng điều khiển trên xe ô tô điện của bé

Ổ khóa: Hay còn được xem là nút nguồn nhằm để bật, tắt hoạt động của xe. Khi các bé bắt đầu muốn xe di chuyển cần phải mở khóa và thao tác ngược lại nếu không chơi nữa.

Tốc độ nhanh/chậm: Nút điều khiển này được bố trí gần nhau với hai màu khác biệt nhằm giúp bé có thể phân biệt đâu là nút nhanh và đâu là nút chậm. Như vậy khi trẻ thao tác nhấn chọn, vận tốc xe sẽ được tác động theo tính chất của từng lệnh.

Điều khiển tiến/lùi: Được thiết kế hình cần gạt giống như chiếc xe thật ngoài đời để các bé điều khiển xe tiến lên hay lùi xuống. Theo đó vị trí của cần gạt này thường nằm ở bên phải để trẻ thuận lợi thực hiện.

Nút còi: Thông thường lệnh điều khiển này được bố trí ngay trên tay lái để các bé dễ dàng thao tác. Khi nhấn vào nút này thì âm thanh còi riêng của xe ô tô được bật lên. Mỗi một loại xe có tiếng còi riêng tùy vào từng thiết kế, chẳng hạn xe cảnh sát sẽ có âm thanh báo động lớn.

Bật nhạc: Các loại xe có tích hợp nhạc sẵn thường có nút bật nhạc nằm ở khu vực vô lăng. Nếu muốn sử dụng người lái chỉ cần nhấn vào. Khi đó trẻ vừa điều khiển xe vừa có thể nghe nhạc vô cùng vui tai để tăng sự thú vị, hứng thú khi vui chơi.

Nút MP3: Ngoài các âm thanh có sẵn, bố mẹ có thể kết nối USB từ điện thoại, ipad, máy tính để phát bài hát con thích.

Nút volume: Đây là nút điều khiển âm thanh to nhỏ theo mong muốn của con. Khi thực hiện thì chúng ta chỉ cần thao tác xoay vặn để điều chỉnh âm thanh đúng ý thích.

Chế độ tự lái: Khi các bé nhấn nút điều khiển tự lái, xe sẽ tự động di chuyển theo thiết lập sẵn.

Điều khiển bằng Remote

Remote là bảng điều khiển từ xa được kết nối với xe ô tô điện trẻ em. Vậy ngoài chế độ tự lái bằng cách điều khiển trong xe thì bố mẹ hay các bé cũng có thể dùng Remote để giúp xe di chuyển theo ý muốn. Theo đó, cách kết nối và thao tác bao gồm như sau:

Kết nối xe ô tô điện trẻ em với điều khiển từ xa (Remote)

Để xe ô tô điện trẻ em có thể hoạt động khi thao tác từ xa, chúng ta cần kết nối với bảng điều khiển Remote. Hiện nay mẫu mã, tính năng của Remote được thiết lập theo từng kiểu dáng xe khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung thì cách kết nối sẽ bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Đầu tiên chúng ta sẽ lắp pin vào trong chiếc Remote. Bạn cần lưu ý lựa chọn đúng loại pin, lắp đặt đúng cách thì bảng điều khiển mới có thể hoạt động.

Bước 2: Bố mẹ hãy tắt nguồn của xe ô tô điện, sau đó thực hiện nhấn nút dò có trên bảng điều khiển Remote. Lúc này hãy nhấn giữ nút trong vòng 3 giây để đèn (màu đỏ) của Remote hiển thị báo chớp. Nếu như thao tác này làm xong mà vẫn không thấy đèn hiện lên thì hãy kiểm tra lại cách lắp pin, loại bảng điều khiển vì rất có thể Remote không đúng tần số với xe.

Bước 3: Lúc này xe và bảng điều khiển đã kết nối được với nhau. Bố mẹ có thể cho con ngồi vào xe và thao tác di chuyển từ Remote nếu con chưa biết cách lái. Hoặc đổi cách chơi cho bé, biến xe tự lái thành chiếc xe lái từ xa.

Thao tác điều khiển xe oto điện cho bé bằng Remote

Sau khi đã kết nối xong Remote và xe ô tô điện trẻ em thì bạn có thể thao tác cho xe di chuyển từ xa. Lúc này phụ huynh, các bé cần phải nắm bắt từng tính năng có trong bảng điều khiển. Về cơ bản thì Remote gồm các nút thao tác như sau:

Các nút chức năng trên Remote điều khiển xe điện của bé

Các nút chức năng trên Remote điều khiển xe điện của bé

Xem thêm: Hướng dẫn cách lắp xe ô tô điện trẻ em tại nhà

Nút nguồn kết nối: Đây là nút nguồn giúp bố mẹ dò tần số với xe ô tô điện. Theo đó khi muốn kết nối, bạn cần giữ nút nguồn này trong vòng 3 giây để đèn báo hiệu sáng lên.

Nút thao tác Stop – dừng lại: Nút điều khiển này giống như thắng xe để điều chỉnh đúng im. Thông thường nút thao tác dừng lại – Stop này sẽ nằm ở giữa bảng Remote. Khi bé muốn xe dừng lại chỉ cần nhấn vào nút lệnh này, muốn xe tiếp tục chạy thì nhấn thêm một lần nữa.

Nút tốc độ: Nút điều khiển tốc độ thường đi kèm với các đèn báo hiệu mức nhanh chậm của xe. Các bé ấn một lần xe sẽ tăng cấp độ nhanh theo từng hạn mức được thiết kế.

Nút điều khiển tiến/lùi: Hai nút điều khiển này thường nằm kế bên nhau trên bảng Remote. Như vậy khi bé muốn xe di chuyển lên phía trước thì nhấn vào nút tiến. Ngược lại nếu muốn xe lùi về phía sau thì nhấn nút lùi.

Nút điều khiển phải/trải: Các bé muốn xe rẽ trái hay rẽ phải cần thực hiện thao tác ấn nút điều khiển này.

Bên cạnh các nút điều khiển cơ bản trên, Remote xe ô tô điện trẻ em còn có thêm nhiều tính năng khác tùy vào từng thiết kế của xe. Chẳng hạn như nút phát nhạc, mở đèn, kết nối thêm ứng dụng,…Các nút lệnh này thường được chú thích bên dưới nên bố mẹ nhìn qua là có thể hiểu được ngay.

Hướng dẫn sạc pin, ắc quy xe ô tô điện cho bé

Xe ô tô điện có thể hoạt động được hay không phần lớn nhờ vào ắc quy. Đây cũng là bộ phận quyết định tuổi thọ của món đồ chơi này. Nếu ắc quy bị hết điện, bố mẹ cần phải thao tác sạc lại bình để xe có thể tiếp tục hoạt động. Vậy trước hết các bạn hãy tìm hiểu các loại ắc quy và cách sạc đúng chuẩn để thuận tiện hơn trong việc thực hiện.

Các loại ắc quy của xe ô tô điện trẻ em

Như đã chia sẻ thì ắc quy đóng vai trò rất quan trọng đối với xe ô tô điện trẻ em. Bộ phận này cho phép xe ô tô có thể di chuyển, hoạt động khi bé thực hiện các thao tác điều khiển. Nếu không có ắc quy hoặc ắc quy không vận hành thì xe ô tô điện chỉ giống như món đồ chơi mô hình, không có gì đặc biệt. Bên cạnh đó, ắc quy còn quyết định tuổi thọ, thời gian hoạt động của xe hơi điện.

Các loại ắc quy của xe ô tô điện trẻ em

Các loại ắc quy của xe ô tô điện trẻ em

Đối với dòng xe ô tô điện trẻ em hiện nay thì được dùng chủ yếu với 2 loại ắc quy là 6V và 12V. Thông số này chỉ định dung lượng hoạt động của ắc quy đối với xe ô tô điện. Theo đó loại bình 6V có kích cỡ nhỏ, sử dụng điện áp thấp và dùng cho các mẫu xe 1–2 động cơ đơn giản, kiểu dáng mini. Các mẫu xe này phù hợp với trẻ còn nhỏ, chưa có nhiều khả năng xử lý tình huống. Thời gian sạc pin cũng sẽ nhanh hơn, thông thường chỉ cần từ 3 tiếng đến 6 tiếng là đã đầy.

Loại bình ắc quy xe ô tô điện trẻ em 12V có kích thước lớn và trọng lượng cũng nặng hơn. Khi sử dụng cần nguồn điện áp cao, thời gian sạc cũng cần duy trì từ 7 tiếng trở lên (tối đa 12 tiếng). Đối với bình 12V thường thích hợp với xe có động cơ mạnh, mẫu mã lớn, cao cấp và dành cho các bé đã có thể xử lý tình huống, biết cách chơi xe ô tô điện.

Như vậy tùy vào từng mẫu mã, thiết kế của xe ô tô điện mà loại bình ắc quy được sử dụng sẽ khác nhau. Tuy nhiên dù là loại nào thì đây vẫn là bộ phận không thể thiếu cho xe hơi điện hoạt động. Khi ắc quy bị hư hại thì bố mẹ cần chú ý thay thế, sửa chữa bằng loại bình phù hợp.

Hướng dẫn cách sạc pin cho xe điện của bé

Thao tác sạc pin cho xe ô tô điện tưởng chừng như rất đơn giản thế nhưng lại đóng vai trò quan trọng cho tuổi thọ của món đồ chơi này. Vậy nên bố mẹ cần chú ý các cách thức sạc đúng chuẩn, hạn chế hư hại, lỗi khi bé vui chơi. Một số hướng dẫn quan trọng mà bạn lưu ý như sau:

Không nên cắm sạc để qua đêm hay sạc vượt quá thời gian quy định

Không nên cắm sạc để qua đêm hay sạc vượt quá thời gian quy định

Thời điểm sạc đúng cách: Phụ huynh thường cắm điện sạc khi thấy xe vừa hết pin vì cho rằng như vậy giúp rút ngắn thời gian sạc hơn. Tuy nhiên đây là cách làm không đúng vì lúc này rất có thể các bộ phận trong xe vẫn còn bị tích tụ nhiệt. Do đó nếu cắm sạc ngay sẽ dẫn đến hư hại, hỏng hóc liên quan đến mạch dây điện,…Vậy thời điểm thích hợp nhất để sạc là sau khi xe hết điện ít nhất 30 phút.

Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý đừng để xe hết cạn điện mới sạc. Thay vào đó hãy quan sát và sạc khi bình ắc quy đạt mức còn 20% dung lượng. Điều này giúp hạn chế tình trạng tích tụ và sinh nhiệt, nhanh xuống cấp.

Sử dụng đúng loại sạc: Mỗi một bình ắc quy có kích cỡ, thiết kế, nguồn điện khác nhau mà bố mẹ cần lưu ý. Theo đó bạn chỉ nên dùng sạc đúng theo loại ắc quy của từng loại xe ô tô điện trẻ em. Tốt nhất là nên sử dụng loại sạc thì thương hiệu lớn có chức năng tự ngắt nguồn điện khi sạc đầy. Trường hợp dùng sạc kém chất lượng, không đúng nguồn điện của ắc quy sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu hưởng cho bộ phận ắc quy.

Lưu ý về thời gian sạc: Thứ nhất, phụ huynh không nên cắm sạc để qua đêm hay vượt quá thời gian quy định. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng của ắc quy khiến xa hoạt động không được mượt mà, trơn tru. Ngoài ra tình trạng sạc nhiều lần trong ngày cũng khiến xe ô tô điện trẻ em bị nhanh hư hại. Vậy nên chỉ sạc trong thời gian từ 3 tiếng đến 12 tiếng tùy vào từng loại ắc quy.

Thứ hai, sau khi sạc xong bố mẹ không nên cho con chơi ngay mà cần đợi ít nhất 15 phút. Lý do dễ hiểu nhất là để các bộ phận như ắc quy, mạch điện giảm bớt nhiệt từ nguồn điện sạc. Nếu xe ô tô điện hoạt động ngay sau khi sạc sẽ rất dễ bị hư hại, lâu dần khiến mạch điện bị đứt. Vậy nên phụ huynh hãy lưu ý về thời gian sạc để tránh tình trạng giảm tuổi thọ của món đồ chơi.

Các lỗi thường gặp và cách khắc phục

Trong quá trình bé vui chơi với xe ô tô điện thì khó có thể tránh khỏi những tình trạng lỗi không hoạt động hay hay di chuyển không theo ý muốn. Lúc này bố mẹ cần phải biết cách khắc phục để cuộc vui chơi của con không bị gián đoạn. Cụ thể là:

Xe đang chạy không thể điều khiển tiếp tục

Nếu như các bé đang vui chơi với xe bình thường mà bỗng nhiên điều khiển không được thì có thể đây là lỗi kết nối. Bố mẹ cần kiểm tra lại công tắc nút nguồn ở bảng điều khiển trực tiếp trên xe xe, bé có ấn khóa nhầm hay không.

Hoặc trường hợp đang điều khiển từ xa mà xe không thể di chuyển tiếp thì hãy xem pin của Remote còn hoạt động không. Nếu như hết pin thì bố mẹ hãy thay loại pin mới để tiếp tục cho xe di chuyển.

Xe ô tô điện không còn hoạt động

Một lỗi tiếp theo mà nhiều bậc phụ huynh gặp phải đó là xe bị ngừng hoạt động. Trong đó hệ thống đèn, nhạc, chân ga, các nút điều khiển,…đều bị vô hiệu hóa. Như vậy rất có thể nguyên nhân là ắc quy hết điện hay còn gọi là hết bình. Trường hợp này thì anh chị chỉ cần sạc đúng thời gian là xe lại di chuyển bình thường.

Xe ô tô điện trẻ em có tiếng “cục cục” khi hoạt động

Trong rất nhiều trường hợp xe ô tô điện của bé đang di chuyển thì có tiếng “cạch cạch” hay “cục cục” phát ra liên tiếp. Đây là dấu hiệu đến từ nguyên nhân hộp số lắp đặt không chắc chắn hoặc chưa lắp đặt. Như vậy cách khắc phục là bố mẹ cần kiểm tra lại vị trí hộp số, thiết lập lại nếu cần thiết.

Nếu như phụ huynh đã lắp đặt hộp số (Motor) mà vẫn còn âm thanh thì rất có thể bánh răng bên trong bộ phận này đã bị vỡ hoặc lệch khỏi vị trí. Từ đó gây ra việc Motor quay bị đứt đoạn, phát ra âm thanh khi di chuyển. Hãy thay thế hoặc sửa chữa lại hộp số này, tốt nhất bạn nên tìm đến cửa hàng để bộ phận kỹ thuật kiểm tra.

Bạn nên liên hệ với bộ phận bảo hành hoặc cửa hàng mua xe để kỹ thuật viên kiểm tra & khắc phục các lỗi của xe

Bạn nên liên hệ với bộ phận bảo hành hoặc cửa hàng mua xe để kỹ thuật viên kiểm tra & khắc phục các lỗi của xe

Xem thêm: Cách kết nối điều khiển ô tô điện trẻ em chi tiết nhất

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, xe có thể gặp nhiều lỗi vặt khác như: xe chạy yếu, xe không chạy, không mở được nhạc hoặc còi, đèn của xe không hoạt động… Các lỗi vặt này, chúng tôi đã tổng hợp và hướng dẫn chi tiết các khắc phục tại bài viết: https://smartbaby.com.vn/sua-xe-o-to-dien-tre-em/ Các bạn có thể bớt chút thời gian tìm hiểu và khắc phục những lỗi này ngay tại nhà.

Những lưu ý khi sử dụng xe ô tô điện trẻ em

Hiện nay, xe ô tô điện là món đồ chơi rất quen thuộc đối với trẻ nhỏ. Chính vì vậy mà có rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng hiện đại, mới lạ ra đời nhằm thu hút các bé. Tuy nhiên lựa chọn một chiếc xe đẹp thôi chưa đủ, bố mẹ cần kiểm tra nhiều yếu tố khác trước khi chọn mua như: chất liệu khung xe, ghế ngồi, bánh xe có đạt an toàn hay không. Đồng thời lựa chọn loại xe có kích cỡ, động cơ, ắc quy,…phù hợp với lứa tuổi của con.

Bên cạnh đó, bố mẹ cần tìm đến các cơ sở cung cấp mặt hàng xe ô tô điện trẻ em uy tín. Như vậy thì khi mua, bạn sẽ không lo ngại về giá thành hay quyền lợi. Ngoài ra còn được đảm bảo vấn đề đổi trả, bảo hành, sửa chữa khi xe gặp tình trạng lỗi hay hỏng hóc.

Nếu đã chọn được một chiếc xe đúng với sở thích của con, giá thành hợp lý thì trong quá trình sử dụng, bạn cần chú ý bảo quản đúng cách. Các bộ phận như bình ắc quy, động cơ Motor, mạch điện, dây điện sạc,…đều tránh các tác động mạnh, dính nước để xe được hoạt động ổn định. Ngoài ra bạn hãy kiểm tra định kỳ để kịp thời sửa chữa, thay thế nếu có hư hại mà không ảnh hưởng đến trải nghiệm của bé.

Trường hợp xe gặp các lỗi sai, hư hại như không thể hoạt động, bộ phận hỏng hóc,…thì bạn nên có cách xử lý phù hợp. Theo đó đừng nên tự ý sửa chữa tại nhà nếu chưa có kiến thức hay kinh nghiệm. Tốt nhất bố mẹ nên đem xe đến các cửa hàng, cơ sở chuyên về đồ chơi trẻ em. Như vậy quá trình sửa chữa mới được đảm bảo, tránh các hư hại nặng nề hơn.

Bài viết trên Smart Baby đã tổng hợp các thông tin liên quan đến cách sử dụng xe ô tô điện trẻ em mà bố mẹ cần nắm bắt. Qua đó, phụ huynh đã có thể bắt tay thực hiện kết nối, điều khiển giúp món đồ chơi hoạt động đúng cách để con trẻ vui chơi.

Có thể bạn quan tâm:

  • Mẫu xe ô tô điện trẻ em cảnh sát giá rẻ
  • Gợi ý mẫu xe ô tô điện trẻ em 1 chỗ ngồi giá rẻ
  • Hướng dẫn sử dụng ắc quy xe điện đúng cách

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *