Lồng đèn là món đồ chơi thú vị mà em bé nào cũng muốn sở hữu mỗi dịp Trung Thu. Và để có một dịp Tết trông Trăng đặc sắc hơn, bạn và bé hãy cùng bắt tay làm một chiếc lồng đèn handmade xinh xắn. Dưới đây là gợi ý cho bạn đọc những các cách làm đèn Trung Thu đơn giản, dễ thực hiện để có dịp Tết đầy ý nghĩa nhé!
3 cách làm đèn trung thu đơn giản
Cách làm đèn Trung Thu ong vàng bằng chai nhựa
Bố mẹ và bé có thể tận dụng chai nhựa để làm một chiếc đèn Trung Thu xinh xắn và đầy ý nghĩa. Qua đây bạn cũng truyền tải được thói quen tái chế, bảo vệ môi trường tới các bé yêu. Vậy cụ thể cách làm chi tiết như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết
- Chai nước nhựa
- Kéo
- Dao rọc giấy
- Bút Lông
- Giấy màu Origami vàng, đen
- Keo 2 mặt, keo nến
Bước 2: Xử lý chai nhựa
Chai nhựa bạn cần rửa sạch và để khô, sau đó dùng dao rọc giấy cắt khoanh để làm thân của lồng đèn.
Bước 3: Làm thân của ong bằng giấy màu
Tiếp đến chúng ta sẽ làm thân của ong bằng giấy Origami màu vàng hoặc tùy theo sở thích của bé:
- Cắt đoạn giấy hình chữ nhật có chiều rộng bằng với thân chai, chiều dài bằng một vòng quấn quanh chai.
- Dùng băng dính 2 mặt dán dọc theo phần trên và dưới của hình chữ nhật này.
Bước 4: Dán giấy màu vào thân chai
Kế đến bạn dán phần giấy màu vào thân chai và miết phần keo sao cho dính thật chặt. Chú ý phân đoạn này bạn hãy cuộn chắc tay và tránh bị tuột ra nhé.
Bước 5: Làm viền và tai cho ong
Để tăng thêm độ chân thật cho chú ong, bạn hãy làm thêm phần tai và viền ong bằng giấy màu đen, vàng:
- Cắt 2 đoạn giấy màu đen dài bằng nhau, độ rộng 1cm để làm viền ong. Sau đó dùng keo hai mặt dán lên mặt của 2 viền.
- Tiếp theo bạn cũng cắt 2 đoạn giấy màu đen ngắn hơn và 2 hình tròn màu vàng. Cố định hình tròn vàng và đoạn giấy đen lại với nhau sẽ có được 2 tai của ong.
Bước 6: Trang trí thêm mắt và miệng chú ong
- Đến bước này bạn có thể dán viền vào thân ong hoặc vẽ mắt, mũi miệng trước tùy sở thích.
- Hãy dùng bút lông để màu sắc thêm đẹp mắt và độ bám màu cũng bền hơn. Bạn nên dùng bút chì phác họa trước rồi mới dùng bút lông để tránh vẽ sai nhé.
Bước 7: Dán viền và tai vào thân lồng đèn ong
- Sau khi đã xác định mắt và mũi rồi lúc này hãy dán tai, hoàn thành viền của ong sao cho phù hợp. Lúc này có thể dùng keo nến hoặc keo dán 2 mặt đều được.
Bước 8: Làm cánh cho ong
Bạn có thể làm thêm đôi cánh với mục đích trang trí thêm cho ong xinh xắn hơn:
- Dùng giấy màu vàng hình chữ nhật nhỏ hơn kích thước thân ban đầu. Sau đó gấp từ trái qua phải sao cho 4 mép bằng nhau.
- Dùng bút chì vẽ nửa hình trái tim tại nếp gấp. Sau đó dùng kéo cắt và mở giấy ra sẽ có hình trái tim đáng yêu.
- Hãy làm tương tự với giấy tiếp theo để có 2 hình trái tim bạn nhé.
Bước 9: Dán cánh ong vào lồng đèn
- Người thực hiện để trái tim nằm ngang, lúc này dán keo hai mặt vào phần cuối của giấy.
- Sau đó bạn dán lên thân của lồng đèn. Bạn hãy thao tác tương tự với chiếc cánh còn lại của chú ong.
- Lưu ý vừa dán, vừa miết chặt để phần cánh chắc chắn hơn khi bé rước đèn.
Bước 10: Trang trí và hoàn thành thành phẩm
- Tại bước này bạn có thể làm thêm phần đuôi để gắn vào cuối thân lồng đèn cho phần sinh động hơn.
- Vậy là chúng ta đã có một chiếc lồng đèn tái chế từ chai nhựa vô cùng đẹp mắt. Bạn có thể bỏ một chiếc đèn led vào thân đèn để trông lung linh hơn.
Xem thêm: Hướng dẫn cách làm đồ chơi Pop It bằng giấy đơn giản
Cách làm đèn Trung Thu bằng giấy đơn giản, xinh xắn
Lồng đèn bằng giấy là một trong những cách làm đèn Trung Thu đơn giản và dễ dàng để các bé thực hiện. Hình dáng của thành phẩm sau khi hoàn thành sẽ có độ phồng đẹp mắt và mang phong cách riêng mà các bé đã tự tay thiết kế. Như vậy phụ huynh cùng các bé chuẩn bị và thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị giấy màu Origami
- Đầu tiên bạn cần chuẩn bị giấy Origami được bán tại các văn phòng phẩm, sàn thương mại điện tử hay tạp hóa. Chú ý không nên chọn giấy có độ dày quá mỏng sẽ khiến các cánh của lồng đèn bị lỏng lẻo.
- Màu sắc của giấy Origami tùy vào sở thích của từng bé. Bạn có thể chuẩn bị những loại giấy có màu nổi bật, sặc sỡ như hồng, vàng, đỏ, xanh lá,…để thành phẩm lồng đèn trông đẹp mắt hơn.
Bước 2: Chuẩn bị nguyên vật liệu làm lồng đèn giấy
Để hoàn thành cách làm đèn Trung Thu bằng giấy, bạn cần chú ý chuẩn bị thêm các phụ kiện, vật liệu như sau:
- Kéo
- Thước
- Bút chì
- Keo dán 2 mặt.
- Sticker dán trang trí.
Bước 3: Gấp giấy và xác định vị trí cánh lồng đèn
Sau khi đã chuẩn bị xong đầy đủ nguyên vật liệu thì ba mẹ và bé bắt tay làm lồng đèn bằng giấy bằng các thao tác đơn giản như sau:
- Đầu tiên gấp giấy theo hướng từ dưới lên để thành hình chữ nhật. Sau đó dùng tay miết thẳng theo nếp gấp để cố định vị trí lại.
- Tiếp đến bạn dùng thước và bút chì kẻ một đường thẳng đối diện nếp gấp, cách đầu giấy từ 2–3cm. Mục đích để tạo phần phân cách cho các cánh của lồng đèn.
Bước 4: Tạo hình cho cánh lồng đèn
Bây giờ trên tờ giấy đã có một đường kẻ thẳng để giúp các cánh lồng đèn liền mạch với nhau. Vậy tại bước này, chúng ta cùng bắt tay làm cánh của lồng đèn bằng giấy:
- Dùng kéo cắt từng đoạn thẳng, điểm dừng ngay tại đường mà bạn đã kẻ.
- Tiếp tục dùng kéo cắt liên tiếp những đường kẻ với độ dài, độ rộng bằng nhau cho đến cuối hàng giấy.
Bước 5: Tạo hình lồng đèn
Sau khi đã có các đường cắt cánh lồng đèn, bạn mở thẳng tờ giấy như bình thường. Tiếp đến cuộn tròn tờ giấy theo hướng vuông góc với đường đã kẻ phân cách. Lúc này chúng ta có một hình trụ bao gồm những đường kẻ thẳng ở giữa. Cố định bằng keo hai mặt tại đầu trên và dưới để đảm bảo lồng đèn không bị bung ra sau khi làm xong.
Tiếp đến bạn dùng tay ấn nhẹ đầu của lồng đèn để các cánh được bung ra. Bố mẹ cùng các bé điều chỉnh lại sao cho độ tỏa của các cánh đẹp mắt nhất. Chú ý hãy làm nhẹ tay để tránh các cánh nhỏ bị rách nhé.
Bước 6: Làm quai xách cho lồng đèn
Lúc này lồng đèn về cơ bản đã xong, tuy nhiên còn thiếu tay cần để rước đèn. Vậy bạn cần cắt một đoạn giấy khác màu với độ dài từ 15–20cm. Có thể chọn đoạn giấy màu nhạt hơn để chiếc lồng đèn thêm nổi bật.
Tiếp đến dùng băng dính hai mặt cố định 2 đầu của đoạn dây khác màu vào phần trên lồng đèn. Bạn chú ý nên dán chặt để tránh bị tuột trong quá trình bé rước đèn. Đồng thời căn chỉnh làm sao để vừa tầm tay bé, không dán quá sát sẽ khiến thành phẩm không được đẹp mắt.
Bước 7: Trang trí và hoàn thành
Sau khi đã dán xong phần đoạn dây khác màu, bé có thể rước chiếc lồng đèn bằng giấy. Tuy nhiên để thành phẩm thêm đẹp mắt, bạn hãy dùng sticker hoạt hình tùy chọn dán lên bề mặt của lồng đèn. Như vậy sản phẩm sẽ trở nên sinh động và thu hút hơn.
Xem thêm: 10 cách làm đồ chơi bằng ống hút độc đáo sáng tạo
Cách làm đèn Trung Thu bằng vỏ lon
Lon thiếc sau khi đã uống hết có thể tận dụng làm lồng đèn Trung Thu vô cùng đẹp mắt. Đây cũng là cách tái chế, bảo vệ môi trường vô cùng ý nghĩa mà bố mẹ có thể thực hiện tặng con trong dịp Tết trông Trăng.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Vỏ lon bia, nước ngọt đã rửa sạch.
- Kéo
- Bút lông
- Thước
- Dao rọc giấy
- Bật lửa
- Nến nhỏ
Bước 2: Xử lý phần lon
- Đầu tiên bạn cần tháo nắp lon bằng cách dùng giấy nhám mài mòn để nắp lon từ từ rơi ra. Hoặc dùng dao rọc giấy, kéo để cắt phần vành miệng lon.
- Tiếp theo có thể dùng giấy nhám chà sát bên ngoài để làm sạch phần thương hiệu lon bia, nước ngọt nếu bạn muốn trang trí thêm.
Bước 3: Đo lường vị trí của các cánh lồng đèn
- Tại phần thân của lon bạn hãy dùng thước kẻ và bút lông để vạch các đường biểu trưng cho vị trí cánh lồng đèn.
- Bạn cần lưu ý căn khoảng cách thật đều để thành phẩm đẹp mắt.
Bước 4: Thực hiện cắt từng cánh lồng đèn
- Sau khi đã kẻ xong những vị trí của cánh đèn lồng, bạn dùng dao rọc giấy cắt theo những đường kẻ đó.
- Bạn hãy chú ý thao tác khéo léo, cẩn thận tránh bị thương trong lúc thực hiện hiện.
Bước 5: Tạo hình lồng đèn
- Khi đã cắt xong, các cánh của lồng đèn xuất hiện nhưng lại nằm sát nhau. Vậy lúc này bạn dùng tay bóng nhẹ phần trên và dưới của lồng để cánh bung ra.
- Điều chỉnh độ phồng của các cánh sao cho hợp lý để thành phẩm được đẹp nhất nhé.
Bước 6: Tạo lỗ và luồn dây
Bước này bạn hãy dùng đầu kéo hoặc đầu dao rọc giấy khoan 3 lỗ đối xứng với nhau trên thành lon. Đây là các điểm để luồn dây giúp các bé xách đèn theo phương thẳng đứng. Do đó bạn hãy căn chỉnh và thực hiện thao tác này thật khéo léo.
Bước 7: Luồn dây và đặt nến
- Đến bước này, bạn hãy luồn dây (dây dù, dây len, dây vải tùy ý) vào 3 lỗ đã khoan trên miệng lon. Sau đó kéo thử nếu thấy lồng đèn theo phương thẳng đứng là được.
- Kế đến, bạn dùng nến thắp sáng và gắn cố định vào đáy lồng đèn.
Bước 8: Trang trí thành phẩm
- Vậy là chiếc lồng đèn bằng vỏ lon nước ngọt, bia đã được hoàn thành. Tại bước này các bé có thể sử dụng để rước đèn cùng bạn bè hoặc dùng để trang trí nhà cửa.
- Để thành phẩm đẹp mắt hơn, bạn có thể bọc thêm giấy kính màu sắc bên ngoài để ánh sáng thêm phần lung linh.
Xem thêm: Hướng dẫn 10 cách làm đồ chơi từ đĩa CD sáng tạo nhất
Những lưu ý cần thiết khi làm đèn trung thu tại nhà
Làm đèn lồng trung thu là một hoạt động tạo sự đoàn kết và vui tươi cho gia đình và bạn bè vào mùa trung thu. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những điều sau đây khi tự làm đèn lồng trung thu:
- Chọn vật liệu phù hợp: Bạn cần chọn loại giấy hoặc vải mỏng, nhẹ và đủ bền để tạo thành lồng đèn. Nếu sử dụng giấy, hãy chọn giấy màu đẹp và có độ dày vừa phải để đảm bảo độ bền của lồng đèn.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ: Bạn cần chuẩn bị một bộ dụng cụ đầy đủ như kéo, dao, thước, bút chì và dây cước để tạo ra đèn lồng trung thu. Hãy đảm bảo rằng bạn cũng có đủ bóng đèn và dây điện để lắp đặt vào lồng đèn.
- Lựa chọn mẫu mã: Nếu bạn không biết tự tạo mẫu lồng đèn, hãy tìm kiếm trên mạng hoặc xem các hướng dẫn trên YouTube. Chọn mẫu mã đẹp và phù hợp với trang trí của gia đình bạn.
- Cẩn thận khi cắt giấy: Khi cắt giấy, hãy cẩn thận và chính xác để đảm bảo lồng đèn được đẹp và đồng đều. Hãy sử dụng dao và kéo với tay cẩn thận để tránh tai nạn.
- Kiểm tra an toàn: Trước khi sử dụng đèn lồng trung thu, hãy kiểm tra kỹ xem dây điện và bóng đèn có an toàn không. Để tránh nguy hiểm cho con em của bạn, bạn nên sử dụng bóng đèn LED thay vì bóng đèn thông thường.
- Đừng để đèn lồng trung thu gần lửa hoặc vật dụng dễ cháy: Hãy để đèn lồng trung thu ở nơi khô ráo, thoáng mát và xa lửa để tránh nguy cơ cháy nổ.
- Dọn dẹp sau khi sử dụng: Sau khi sử dụng, hãy gấp lồng đèn và giữ nó cho đến khi bạn có thể vứt nó một cách an toàn. Không bao giờ đốt lồng đèn
Như vậy, Smart Baby đã tổng hợp 3 cách làm đèn trung thu tại nhà trên đây đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích cho dịp Tết trông Trăng sắp đến. Hy vọng bậc phụ huynh và các bé sẽ có thành phẩm đáng yêu và đầy ý nghĩa.