5 điều ba mẹ phải biết về kỹ năng vận động tinh của trẻ nhỏ

Bạn biết không, kỹ năng vận động đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Đặc biệt là ở giai đoạn đầu đời của bé thì kỹ năng vận động tinh được xem là cực kỳ cần thiết. Chúng không chỉ liên quan tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến cả sự phát triển trí não của bé đấy. Vậy thì kỹ năng vận động tinh là gì? Trẻ bắt đầu phát triển kỹ năng vận động tinh khi nào? Hãy cùng SmartBaby tìm câu trả lời chính xác nhất ngay trong bài viết dưới đây.

Kỹ năng vận động tinh là gì

Kỹ năng vận động tinh được hiểu là những kỹ năng sử dụng hoạt động của các cơ nhỏ như ngón tay, bàn tay để điều khiển các động tác từ dễ đến khó. Kỹ năng này dần được phát triển thông qua học hỏi từ người lớn hoặc do tiếp xúc với nhiều đồ vật, thực phẩm… Chỉ khi có kỹ năng vận động tinh thì trẻ mới có thể thực hiện thành thạo mọi hoạt động một cách linh hoạt nhất mà không cần tới sự trợ giúp.

Kỹ năng vận động tinh là hoạt động của các nhóm cơ trên cơ thể

Kỹ năng vận động tinh là hoạt động của các nhóm cơ trên cơ thể

Một vài kỹ năng vận động tinh trẻ cần phát triển như: Kỹ năng khum bàn tay và mở các ngón tay, phát triển sự khéo léo của bàn tay, kỹ năng sử dụng song song hai bàn tay, kỹ năng sử dụng kéo, kỹ năng cầm nắm… Khi những kỹ năng này phát triển, trẻ dần trẻ có thể tự mình làm được nhiều động tác khó, đặc biệt là viết chữ.

Trẻ bắt đầu phát triển kỹ năng vận động tinh khi nào

Qua từng giai đoạn phát triển, kỹ năng vận động tinh của trẻ dần tăng lên những cấp độ khác nhau. Trong quá trình đó ba mẹ cần hỗ trợ, giúp đỡ bé để việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng vận động tinh được dễ dàng hơn. Vậy thì khi nào trẻ bắt đầu phát triển kỹ năng vận động tinh? Những cột mốc sau đây sẽ giúp bạn hình dung thật rõ nhé:

Kỹ năng vận động tinh luôn phát triển cùng bé trong từng giai đoạn

Kỹ năng vận động tinh luôn phát triển cùng bé trong từng giai đoạn
  • Giai đoạn từ – 3 tháng tuổi: Với giai đoạn đầu đời này trẻ sẽ tự phát triển kỹ năng qua các động tác cơ bản như đưa tay lên miệng, tự khum tay vào rồi lại mở ra.
  • Giai đoạn từ 3 – 6 tháng tuổi: Tới giai đoạn mầm non này trẻ biết tự cầm đồ, có thể nắm hai tay lại với nhau, lắc đồ vật bằng hai tay hay chuyển đồ từ tay này sang tay khác.
  • Giai đoạn từ 6 – 9 tháng tuổi: Mức độ phức tạp tăng lên một chút ở giai đoạn này khi trẻ có thể chụm các ngón tay vào để cào, cấu hay tự vỗ tay, biết học cách làm thế nào để cầm nắm mọi thứ.
  • Giai đoạn từ 9 – 12 tháng tuổi: Giai đoạn này trẻ đã khá cứng cáp, có thể tự cầm chắc đồ chơi bằng một tay, có thể dùng 1 ngón tay để chỉ vào đồ vật. Hơn thế nữa trẻ còn có thể đập những thứ đang cầm vào với nhau hoặc bốc đồ bỏ vào miệng cực kỳ dễ dàng.
  • Giai đoạn 1 – 2 tuổi: Bé bắt đầu biết tự lật sách, biết cách cầm bút với những nét vẽ nguệch ngoạc trên giấy. Hầu hết các bé còn biết tự ăn bằng muỗng.
  • Giai đoạn từ 2 – 3 tuổi: Bé rất dễ bắt chước bởi những hành động mà người khác hướng dẫn như rửa tay, cách dùng muỗng đũa đúng, cách kéo khóa lên xuống. Một vài hoạt động cần tự khéo léo và tỉ mỉ hơn như tháo mở đồ vật khó, xâu hạt…
  • Giai đoạn từ 3 – 4 tuổi: Tới lúc này bé có thể thực hiện các động tác khó một cách dễ dàng như mặc quần áo, sử dụng kéo cắt giấy, vẽ các chi tiết nhỏ.
  • Giai đoạn từ 4 – 5 tuổi: Giai đoạn này bé đã khá lớn rồi, có thể sử dụng bút viết một cách rất chắc chắn, biết tô màu theo tranh có sẵn, khả năng ghi nhớ và làm lại động tác cũng khá nhanh.

Một vài hoạt động giúp bé phát triển kỹ năng vận động tinh

Với mỗi giai đoạn lớn lên ba mẹ cần đồng hành cùng con để xây dựng, mài dũa và phát triển các kỹ năng vận động tinh. Sau đây là một vài hoạt động đơn giản giúp bé rèn luyện cực kỳ tốt:

Hoạt động xúc gạo

Hoạt động xúc gạo 

Hoạt động xúc gạo

Hoạt động xúc gạo này giúp bé điều khiển linh động cơ tay, rèn luyện sự khéo léo, tỉ mỉ và dẻo dai khi kết hợp việc cầm, nắm muỗng. Trò này phù hợp với các bé từ 1 – 3 tuổi thực hiện. Ba mẹ có thể đồng hành, hỗ trợ cùng con để tạo ra tiếng cười, sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình nữa nhé.

Nguyên liệu cần có

Chuẩn bị một ít gạo, 2 chiếc bát nhựa và muỗng để xúc.

Cách thực hiện

  • Đầu tiên ba mẹ hãy đặt hai chiếc bát cạnh nhau rồi đổ gạo vào một chiếc bát cho đầy, bát còn lại để trống.
  • Bây giờ thì ba mẹ hãy đề nghị con lấy muỗng để múc từng muỗng từ bát có gạo sang bát bên cạnh. Cứ tiếp tục làm như vậy cho tới khi bát hết gạo thì thôi, sau đó lại đổi sang với bát bên cạnh.
  • Khi bé đã thành thạo hoạt động xúc gạo này rồi thì ba mẹ hãy tăng độ khó lên một chút bằng cách lấy đũa để gắp bóng mini.

Trò chơi luồn dây qua ống

Trò chơi luồn dây qua ống 

Trò chơi luồn dây qua ống

Luồn dây qua ống là một trò chơi vận động tinh mà ba mẹ nên thường xuyên cho bé tham gia. Trò chơi này đòi hỏi bé phải có sự tập trung cao độ cũng như sự khéo léo thì mới có thể làm được, phù hợp với các bé từ 3 – 5 tuổi.

Nguyên liệu cần có

Ba mẹ có thể sử dụng các đồ vật có hốc luồn qua như khuy áo, các loại hạt, mì ống… để bé chơi.

Cách thực hiện

  • Đầu tiên ba mẹ hãy cho bé ngồi ngay ngắn, để các vật dụng đã chuẩn bị lên bàn.
  • Giờ đây, hãy hướng dẫn cho bé cách cầm sợi dây để luồn xuyên qua lỗ. Ba mẹ hãy làm mẫu để cho bé bắt chước làm theo.
  • Cứ tiếp tục luồn như vậy cho hết số khuy áo đã chuẩn bị hoặc hết đoạn dây là được. Có thể đổi sang các vật dụng khác để bé thích thú và tăng cường khả năng khám phá hơn.

Hoạt động tạo hình bằng đất nặn

Hoạt động tạo hình bằng đất nặn 

Hoạt động tạo hình bằng đất nặn

Sử dụng đất nặn là hoạt động được rất nhiều bạn nhỏ yêu thích, bởi từ một miếng đất nặn “vô chi” mà bé có thể tạo ra được nhiều hình thù khác nhau. Việc được tiếp xúc và cảm nhận rõ về xúc giác sẽ giúp trẻ có thêm nhiều trải nghiệm chân thực hơn.

Nguyên liệu cần có

Chuẩn bị một bộ đất nặn đa màu sắc.

Cách thực hiện

  • Đầu tiên ba mẹ lấy từng màu đất nặn ra và thực hiện nặn mẫu một hình nào đó cho bé xem.
  • Sau đó thì bé lần lượt thực hiện các động tác uốn, kéo, bẻ, gắn… sao cho tạo thành hình thù như mong muốn là được.
  • Khi nặn xong rồi thì ba mẹ cố gắng hướng dẫn bé gỡ hình ra và trộn chung miếng đất nặn cùng màu để những lần sau muốn chơi cũng dễ dàng. Hạn chế vò chung thành một khối vì sẽ khó tạo thành hình thù đẹp mắt.

Những điều cần lưu ý trong quá trình bé vận động tinh

Trong quá trình bé phát triển các kỹ năng vận động tinh, ba mẹ cần lưu ý một vài điều dưới đây:

  • Nên đồng hành và giúp đỡ bé trong quá trình bé tập vận động tinh.
  • Luôn luôn cổ vũ, động viên, dành những lời khen ngợi khi bé vận động tinh thành công.
  • Tuyệt đối không la mắng, cáu gắt với bé khi làm chưa được.
  • Tạo cho trẻ môi trường sống lành mạnh giúp bé học tập, vui chơi thoải mái.
  • Nên cho bé tiếp xúc với nhiều với thế giới và môi trường xung quanh để kích thích sự tò mò và học hỏi của bé.
  • Ba mẹ nên thường xuyên có những hoạt động vui chơi để vừa có thể giúp bé giải trí, vừa giúp bé rèn luyện kỹ năng vận động tinh.
  • Khuyến khích hoặc đề nghị bé giúp đỡ ba mẹ trong quá trình chuẩn bị bữa ăn như khuấy, trộn hoặc đổ nguyên liệu.
  • Nên để quá trình vận động tinh của bé diễn ra tự nhiên, không nên quá ép buộc bé vì có thể khiến bé hình thành thói quen không tốt.
  • Đối với những bé ở độ tuổi sơ sinh cần quan sát và để ý kỹ mọi hoạt động vận động tinh của bé vì có thể sơ ý làm trầy xước hoặc đau cơ thể.
  • Kiểm tra mọi vật dụng trước khi cho bé tiếp xúc, đặc biệt là những vật dụng sắc nhọn.
  • Các bé rất dễ bắt chước theo những hoạt động vận động tinh của người lớn, do vậy hãy kiểm soát mọi hành động trước khi làm.

Khi nào cha mẹ cần lo lắng về kỹ năng vận động tinh của con

Nói đến sự phát triển của các kỹ năng vận động tinh, hầu hết sự phát triển ấy sẽ diễn ra một cách tự nhiên khi bé có thể vừa học vừa chơi. Ba mẹ thường sẽ hỗ trợ một phần bằng cách giúp con chọn đồ chơi, nghĩ ra các hoạt động thú vị để quá trình vận động tinh của bé được diễn ra tốt nhất.

Ba mẹ cần cho bé chơi những món đồ chơi vận động

Ba mẹ cần cho bé chơi những món đồ chơi vận động

Tuy nhiên, không phải bất cứ đứa trẻ nào cũng có quá trình vận động tinh diễn ra một cách dễ dàng và thuận lợi. Thông thường một số trẻ có thể do mắc các chứng bệnh từ sớm nên khiến cho quá trình phát triển kỹ năng vận động tinh diễn ra một cách khó khăn. Một số chứng bệnh các bé thường gặp như: trẻ mắc các rối loạn tâm thần, chậm phát triển, rối loạn ngôn ngữ, một số trẻ còn bị chứng rối loạn phối hợp phát triển.

Ba mẹ hãy quan sát kỹ lưỡng vào từng cột mốc, từng giai đoạn phát triển của bé để thấy được sự phát triển của các hoạt động vận động tinh. Nếu như đã quá giai đoạn nhưng bé vẫn chưa thể rèn luyện được các hoạt động tinh hoặc thậm chí là không thể nào rèn luyện được thì lúc này ba mẹ cần phải lo lắng rồi đấy.

Khi mà cảm nhận được trẻ bắt đầu có những dấu hiệu bất thường thì hãy nhanh chân tìm đến các chuyên gia để có phương án can thiệp kịp thời. Việc can thiệp sớm sẽ giúp trẻ hình thành lại những thói quen, tính cách hoặc nếu bị các chứng bệnh như tự kỷ, chậm phát triển thì cũng sẽ có những cách điều trị đúng đắn nhất.

Trên đây, Smartbaby đã chia sẻ toàn bộ thông tin về các kỹ năng vận động tinh ở trẻ mà ba mẹ nên biết. Hy vọng rằng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức thực sự bổ ích. Chúc bạn và con luôn gắn kết cùng nhau phát triển nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *