Xe máy điện trẻ em là món đồ chơi ngoài trời phổ biến hiện nay đang được đông đảo ba mẹ tin tưởng chọn mua cho bé. Tuy vậy, việc lắp xe sao cho đúng vẫn là điều ít ba mẹ quan tâm tới hoặc chưa biết cách thực hiện. Bài viết sau đây, Smart Baby sẽ hướng dẫn bạn cách lắp xe máy điện trẻ em cùng một số lưu ý khác khi sử dụng sản phẩm này. Ba mẹ hãy dành ít phút theo dõi để giúp cho quá trình vui chơi của bé với xe máy điện an toàn, hữu ích hơn nhé!
Hướng dẫn cách lắp xe máy điện trẻ em chuẩn nhất
Mỗi loại xe máy điện trẻ em tự lái sẽ có thiết kế và cấu tạo, hệ thống động cơ hay bình ắc quy khác nhau nên cách lắp ráp cụ thể sẽ có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, về cơ bản, cách lắp ráp xe máy điện trẻ em nói chung sẽ bao gồm một số nội dung mà ba mẹ có thể thực hiện theo hướng dẫn như bên dưới đây.
Bước 1: Mở hộp đóng gói và kiểm tra
Mỗi một chiếc xe máy điện trẻ em được giao đến tay các bậc phụ huynh đều được đóng gói cẩn thận trong hộp đựng. Vì vậy, nên bước đầu tiên cần làm là lấy hết các phụ kiện này ra bên ngoài, check lại xem có thiếu món nào hay không để khiếu nại ngay với đơn vị giao hàng hoặc đơn vị phân phối. Đồng thời, ba mẹ còn cần phải có 1 tuốc nơ vít và 1 chiếc kiềm để hỗ trợ việc lắp ráp xe thuận tiện.
Bước 2: Cắm giắc nối ắc quy và test xe
Bỏ bình ắc quy của xe ra để đấu điện đúng đầu âm dương cho bình ắc quy hoạt động. Sau đó, ba mẹ hãy cắm giắc nối ắc quy ở dưới yên xe, thử khởi động xe và test động cơ, nhạc, đèn còi,… bất kỳ tính năng nào khác được trang bị trên chiếc xe máy điện cho bé, đảm bảo hoạt động bình thường.
Bước 3: Tiến hành lắp ráp bánh xe
Hãy lấy những bánh xe được chuẩn bị, có thể là 2, 3 hay 4 với bánh xe chính và bánh xe phụ tùy từng loại. Kế tiếp, ba mẹ lắp bánh xe vào trục tương ứng và cài chốt chắc chắn, có thể vặn ốc vít tùy theo yêu cầu từ phía nhà sản xuất để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối. Sau đó là lắp ốp bánh cho xe chắc chắn hơn khi di chuyển.
Bước 4: Lắp ráp tay lái của sản phẩm
Cắm giắc nối dây điện ở vị trí tay lái của xe máy điện trẻ em và tiến hành test chức năng trên bộ phận này bằng cách vặn ga xem có được hay không, đảm bảo tay ga và tay phanh vẫn hoạt động bình thường. Sau đó, ba mẹ chỉ cần cài chốt và vít ốc với độ chắc chắn vừa đủ để cố định tay lái.
Xem thêm: Tốp 10 xe máy điện cho bé giá rẻ, thiết kế đẹp nhất hiện nay
Bước 5: Lắp ráp một số chi tiết khác
Sau khi đã hoàn thành tất cả bước nối điện, lắp tay lái hay lắp bánh xe bên trên, ba mẹ hãy kiểm tra xem xe máy điện trẻ em mà mình mua về còn cần bộ phận nào hay không. Việc cần làm ở bước này thường sẽ là lắp yên xe cho ngay ngắn, chắc chắn, biển số xe hay một số chi tiết đơn giản khác.
Lưu ý khi lắp ráp xe máy điện trẻ em:
- Thực hiện thao tác lần lượt, nếu có hướng dẫn đi kèm bên trong thì tuân thủ theo đúng hướng dẫn đó của hãng.
- Những bộ phận cần vặn ốc thì chú ý thao tác với lực tay và vòng vặn vừa đủ, không nên vặn quá chặt hay quá lỏng.
- Chú ý việc nối dây điện bình ắc quy, nhờ đến sự giúp đỡ nếu không chắc chắn độ chính xác để đảm bảo an toàn.
Cách sử dụng xe máy điện trẻ em giúp tăng tuổi thọ xe
Song song với việc lắp ráp xe đạp điện trẻ em đúng cách theo hướng dẫn, muốn xe giữ được tuổi thọ bền lâu hơn, các bậc phụ huynh cần chú ý thêm đến cách dùng sản phẩm này. Cụ thể như sau đây là một số kinh nghiệm sử dụng xe máy điện cho bé giúp tăng tuổi thọ sản phẩm:
Không để xe dưới trời nắng gắt
Khi nhiệt độ cao, ắc quy trong xe máy điện trẻ em sẽ tự động phóng mất năng lượng, tiêu hao năng lượng nhanh hơn. Hãy chú ý rằng nhiệt độ làm việc lý tưởng của ắc quy là từ 20 – 25 độ nên ba mẹ không nên để bé đi dưới trời nắng gắt mà khi bé sử dụng xong cần đem vào nơi thoáng mát để bảo quản.
Khi vệ sinh xe máy điện cho trẻ em
Xe điện trẻ em dùng một thời gian hoặc tùy theo điều kiện môi trường, thời tiết sẽ bị bẩn hoặc bám bụi do đi đường. Khi xe bị bám bụi, ba mẹ hãy lấy chiếc khăn ẩm lau qua xe bằng thao tác nhẹ nhàng, tuyệt đối không được dùng nước rửa xe vì có thể làm hỏng các linh kiện có trên chiếc xe.
Bảo dưỡng xe máy điện cho bé định kỳ
Sau một thời gian sử dụng, sản phẩm sẽ có sự hao mòn nhất định. Vì vậy, trong quá trình dùng, các bậc phụ huynh nên thường xuyên quan sát và kiểm tra các bộ phận có gắn đinh ốc hay các bộ phận có khớp nối cần bôi trơn cổ xe… để tiến hành bảo dưỡng kịp thời. Tùy theo tần suất và mức độ sử dụng, ba mẹ có thể đi bảo dưỡng xe máy điện trẻ em theo định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng/lần.
Sạc điện cho xe đúng cách
- Khi sạc bình ắc quy cho xe máy điện trẻ em, hãy đặt xe ở nơi khô thoáng và nạp điện không được quá ẩm ướt tránh hiện tượng chập điện .
- Tránh tuyệt đối nước hoặc để dung dịch lỏng thấm vào bộ phận nạp điện; đồng thời không bao bọc bộ phận nạp điện bằng bất cứ vật liệu gì.
- Khi sạc xe máy điện cho bé mà thấy bộ phận nạp nóng hay ngửi thấy mùi lạ phải dừng nạp ngay và đưa tới cửa hàng bảo hành để kiểm tra chính xác.
- Trong trường hợp lâu ngày bé mới lôi xe máy điện trẻ em ra chơi, ba mẹ có thể sạc với tần suất 10 ngày/lần để giữ tuổi thọ cho ắc quy.
- Không nên cắm phích sạc điện liên tục, hãy chú ý rút phích sạc khi đèn báo chuyển màu xanh và luôn sạc pin ngay sau mỗi lần sử dụng.
- Hạn chế lấy pin ra khi đang sạc vì có thể làm pin bị chai, ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng và làm tăng nguy cơ gây nổ nguy hiểm.
- Tuyệt đối không sạc xe bằng nguồn điện từ cục sạc không phải của hãng, nếu có hư hỏng, ba mẹ hãy liên hệ đúng nhà sản xuất để mua lại cục sạc cho đúng.
Những lưu ý khi cho bé sử dụng xe máy điện trẻ em
Việc cho bé sử dụng xe máy điện trẻ em tưởng chừng đơn giản nhưng vẫn ẩn chứa nhiều vấn đề mà đa số các bậc phụ huynh không quá chú trọng. Những vấn đề đó có thể xuất hiện tùy từng thời điểm không báo trước, có thể ảnh hưởng đến chính các bé nên ba mẹ vẫn cần có sự chuẩn bị kỹ càng.
Cụ thể là khi cho bé dùng xe máy điện trẻ em ở bất kỳ lứa tuổi nào, ba mẹ cũng nên lưu ý đến một số vấn đề như:
Mặc trang phục thoải mái cho bé
Trang phục thoải mái là yếu tố quan trọng để bé có thể cử động tay chân linh hoạt để điều khiển xe máy điện trẻ em một cách an toàn. Vì vậy nên với thời tiết lạnh, ba mẹ hãy mặc cho bé một chiếc áo ấm để bé vui chơi. Thời tiết bình thường thì có thể chuyển sang bộ trang phục nào đó gọn gàng, đảm bảo sự thoải mái cho bé.
Đội nón bảo hiểm cho bé khi lái xe
Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng xe máy điện trẻ em đúng cách và an toàn
Việc đội nón bảo hiểm cho bé khi lái xe không chỉ giữ an toàn cho phần đầu của bé mà còn có tác dụng giúp bé hình thành ý thức tham gia giao thông ngay từ còn nhỏ. Theo đó, ba mẹ nên tìm mua cho bé một chiếc nón bảo hiểm chắc chắn và chất lượng, tốt nhất là mũ chuyên dùng để đảm bảo an toàn tối đa. Thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu nón bảo hiểm cho trẻ đẹp và ngầu nên việc tìm mua cực kỳ đơn giản.
Chuẩn bị thêm đồ bảo hộ tay chân cho bé
Ngoài mũ bảo hiểm và trang phục thoải mái, nhà sản xuất phụ kiện trẻ em còn cho ra mắt cả găng tay, đồ bảo hộ đầu gối,… Các bậc phụ huynh muốn yên tâm hơn về quá trình bé chơi xe máy điện trẻ em, đồng thời hạn chế được những tổn thương nếu vô tình té ngã có thể trang bị thêm cho bé những món đồ như vậy.
Luôn để mắt tới bé khi bé điều khiển xe
Xe máy điện trẻ em hiện nay có 2 chế độ điều khiển cơ bản là tự lái hoặc đi kèm remote điều khiển từ xa. Bất kể dùng chế độ nào thì thời gian đầu bé cũng cần làm quen với chiếc xe để có thể di chuyển linh hoạt. Do đó, ba mẹ cần lưu ý quan sát bé trong suốt quá trình lái xe để có thể xử lý và hỗ trợ bé trước các sự cố bất ngờ.
Hướng dẫn, dặn bé luôn chú ý đường đi
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối thì chính bé cũng cần phải nhận thức được xung quanh của mình, đặc biệt là phía trước để tránh rủi ro hay gặp chướng ngại vật. Điều này sẽ giúp bé thận trọng hơn khi lái xe nên ba mẹ đừng quên hướng dẫn bé luôn nhìn về trước, chú ý quan sát đường đi mỗi khi sang đường hay quay đầu, tiến lùi,…
Kết hợp giáo dục cho bé các kỹ năng
Xe máy điện trẻ em đem đến nhiều lợi ích cho các bạn nhỏ, cả về mặt tăng cường vận động đến phát triển về tinh thần. Đặc biệt, ba mẹ có thể lồng ghép khéo léo sự chỉ bảo, giáo dục cho bé những kỹ năng cần thiết đi kèm như sự khéo léo, phản xạ nhanh nhẹn, xử lý tình huống,… và sự kiên nhẫn lái xe.
Hơn nữa, thị trường hiện tại cũng cung cấp nhiều dòng xe máy điện trẻ em gắn với ngành nghề như xe cảnh sát, xe thể thao,… Những thiết kế này cũng là gợi ý thú vị để ba mẹ có thể giúp bé liên tưởng, hiểu hơn về nghề nghiệp, góp phần định hướng cho bé niềm yêu thích và thậm chí là ước mơ ngay từ khi còn nhỏ.
Trên đây, Smart Baby đã hướng dẫn cách lắp ráp xe máy điện trẻ em nhanh chóng kèm theo một số thông tin liên quan về cách sử dụng và bảo quản món đồ chơi cao cấp này. Hy vọng rằng bài viết đã giúp các bậc phụ huynh có thêm nhiều kinh nghiệm thực sự hữu ích để đồng hành cùng bé yêu trong việc dùng xe máy điện trẻ em và thu về những lợi ích tuyệt vời.