Thông thường, xe đạp được đóng thùng và lắp ráp hoàn thiện khoảng 85% rồi mới đưa tới tay người dùng. Để sử dụng xe, bạn cần phải thao tác thêm 15% còn lại. Cách lắp những bộ phận này không quá phức tạp nhưng cần thực hiện đúng quy cách. Để đảm bảo việc sử dụng xe an toàn và hiệu quả các bạn hãy tham khảo bài viết cách lắp xe đạp trẻ em ngay dưới đây.
Lợi ích của việc sử dụng xe đạp cho trẻ em
Xe đạp giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tư duy. Từ 6-13 tuổi là giai đoạn cơ thể phát triển mạnh nhất, phụ huynh nên cho trẻ làm quen, sử dụng xe đạp là vô cùng hữu ích.
Cách lắp xe đạp trẻ em cũng như việc sử dụng xe đạp đúng sẽ giúp các bé nhạy bén, từ đó dễ dàng biết cách xử lý khi gặp phải những tình huống bất ngờ. Điều này còn tăng khả năng tự lập của trẻ khi không có người lớn bên cạnh giúp đỡ.
Bên cạnh đó, đi xe đạp cũng là hình thức giải trí, thư giãn lành mạnh rất tốt cho trẻ. Một đứa trẻ thường xuyên sống và vui chơi trong nhà có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao. Thông qua việc di chuyển bằng xe đạp, bé có thể khám phá con đường mới, tận hưởng không khí trong lành bên ngoài, nhờ vậy tinh thần cũng thoải mái và tốt hơn.
Đặc biệt, việc khuyến khích trẻ sử dụng xe đạp sẽ góp phần giảm thiểu khí thải, khói bụi, tiếng ồn. Từ đó, giúp bé có ý thức bảo vệ môi trường trở nên sạch, đẹp và trong lành hơn ngay khi còn nhỏ.
Hướng dẫn chi tiết cách lắp xe đạp trẻ em ngay tại nhà
Một số đơn vị sẽ hỗ trợ khách hàng cách lắp xe đạp trẻ em hoàn thiện, nhưng một số khác thì không. Tuy nhiên, những bộ phận chưa được ráp cũng khá đơn giản và bạn hoàn toàn có thể tự thao tác ngay tại nhà.
Chuẩn bị dụng cụ
Trước khi thực hiện lắp ráp xe đạp, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ hỗ trợ để phục vụ quá trình lắp ráp bao gồm:
- Kéo hoặc kìm cắt
- Tua vít: dẹp và 4 chấu
- Bộ khóa lục giác
- Cờ lê
- Bơm xe đạp
- Bộ lục giác lực
Quy trình thực hiện cách lắp xe đạp trẻ em
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết, bạn tiến hành cách lắp xe đạp trẻ em theo các bước sau:
Bước 1: Mở thùng
Đầu tiên, bạn dùng kìm hoặc tua vít dẹp để gỡ bỏ các kim bấm trên nắp thùng (nếu có) và lấy các hộp phụ kiện bên trong thùng ra. Phụ kiện & phụ tùng đi kèm sẽ bao gồm: Cốt yên, bàn đạp, sách hướng dẫn sử dụng, hộp carton hoặc túi nylon đựng một số linh kiện nhỏ.
Xem thêm: Hướng dẫn cách lắp giỏ xe đạp trẻ em đúng cách
Tiếp đến, bạn lấy xe, bánh xe trước (được cố định bằng dây rút vào bên cạnh khung xe) ra khỏi thùng rồi tiến hành cắt bỏ dây để tháo bánh ra khỏi khung xe. Sau đó, người dùng sử dụng tay lột bỏ lớp mút bọc bảo vệ quanh ống khung xe. Bạn gác phuộc trước lên một cạnh của thùng xe như một giá giữ để tiện cho việc lắp ráp.
Bước 2: Lắp cốt yên
Đối với mẫu xe sử dụng khóa cốt yên dạng mở nhanh: Bạn chỉ cần mở cần gạt là được. Còn đối với xe sử dụng khóa cốt yên dạng ốc lục giác (không có cần gạt): Bạn sử dụng lục giác số 4 hoặc 5 (tuỳ dòng xe) để mở lỏng khóa (thao tác ngược chiều kim đồng hồ).
Kế đến, người dùng cho một ít mỡ bôi trơn vào bên trong thành ống yên hoặc thân để đưa cốt yên vào. Căn chỉnh yên sao cho phù hợp với vóc dáng của bạn. Ba mẹ cũng cần chú ý sao cho mũi yên hướng thẳng hàng với khung sườn bằng cách nhìn từ trên xuống. Cuối cùng, bạn siết khóa cốt yên lại là xong.
Bước 3: Lắp cổ và tay lái
Cổ lái khi đóng thùng thường đặt quay ngược về sau, bạn sử dụng lục giác số 4 hoặc 5 để nới lỏng 2 ốc vặn phía sau cổ lái. Kế đến, người dùng xoay cổ lái về phía trước, đồng thời siết nhẹ 2 ốc cổ lái lại.
Sau đó, bạn tiến hành mở các ốc ở mặt trước của cổ lái (tùy dòng xe mà số lượng ốc có thể là 2 hoặc 4). Tiếp theo, người dùng đặt tay lái sao cho vuông góc, canh chính giữa và lắp mặt trước cổ lái vào rồi siết các ốc theo đúng thông số được in trên cổ lái (thông thường là 4-5Nm).
Bước 4: Lắp bàn đạp
Bước tiếp theo trong cách lắp xe đạp trẻ em đó là bàn đạp. Trước tiên, bạn cần phân biệt bàn đạp trái phải bằng cách quan sát Tem hoặc ký hiệu dập trên cốt trục bàn đạp R (Trái) – L (phải). Tiếp đến, người dùng bôi trơn các ren trục bàn đạp bằng một ít mỡ bôi trơn (mỡ bò) để lắp vào lỗ trục trên giò đạp được dễ dàng. Tuỳ theo loại bàn đạp, mà bạn sẽ sử dụng lục giác hoặc cờ lê số 15.
- Bàn đạp dùng cờ lê 15:
Bạn dùng tay vặn nhẹ bàn đạp R (phải) sao cho khớp với lỗ gắn bàn đạp theo chiều kim đồng hồ, rồi sử dụng cờ lê 15 siết chặt bàn đạp. Làm tương tự với bàn đạp L (trái) nhưng theo chiều ngược lại của kim đồng hồ.
- Bàn đạp khóa lục giác cỡ 8mm:
Đầu tiên, bạn đặt trục bàn đạp R (phải) vào khớp với lỗ trên giò đạp phải rồi dùng khoá lục giác vặn theo chiều kim đồng hồ đến khi cảm thấy chắc chắn. Lặp lại thao tác tương tự với bàn đạp L (trái), nhưng theo chiều ngược lại của kim đồng hồ.
Bước 5: Lắp bánh trước
Để lắp bánh trước, bạn cần quan sát thật kỹ xem xe của mình sử dụng loại trục nào. Sau đó, cho bánh xe vào giữa trục rồi dùng cờ lê vặn ốc lại chắc chắn, thử lăn bánh xe chạy êm ái là xong. Các dòng xe đạp hiện nay thường dùng một trong ba kiểu sau:
- Quick Release (QR) – khoá mở nhanh/ty bật.
- Thru-Axle (TA) – khoá mở nhanh/ty lớn.
- Axle-Nut (con tán thay vì cần gạt mở nhanh).
Bước 6: Bơm xe
Có một số đơn vị khi giao xe đến người dùng, nhân viên kỹ thuật sẽ hỗ trợ tinh chỉnh và bơm xe trước đó. Tuy nhiên, một số khác thì không và trong trường hợp này bạn cần phải tự bơm xe để có thể sử dụng.
Trước tiên, bạn kiểm tra dải áp suất cho phép của vỏ bánh xe. Thông số này thường được in bên hông vỏ xe.
- Xe thành phố (hybrid): có áp suất khoảng 60-80 psi.
- Xe địa hình (MTB): có áp suất khoảng 40-60 psi.
- Xe đường trường (road bike): có áp suất khoảng 80-110 psi.
- Xe trẻ em thông thường: có áp suất khoảng 30-50 psi.
Xem thêm: Tác dụng của bánh phụ xe đạp trẻ em có thể bạn chưa biết
Kế đến, người dùng chọn đầu vòi bơm phù hợp với van trên xe của mình. Thông thường có hai loại van là Presta (van Pháp) và Schrader (van Mỹ). Tiếp theo, bạn mở nắp chắn bụi trên đầu van (nếu có) và tiến hành bơm. Nếu là dạng van Presta, người dùng cần mở thêm lõi van trước khi bơm. Sau khi đã bơm đến mức áp suất chỉ định hoặc mong muốn, bạn tháo đầu vòi bơm ra khỏi van rồi vặn chặt lõi và đóng nắp chắn bụi lại.
Bước 7: Gắn phụ kiện
Một số phụ kiện đi kèm trên xe (nếu có) như: chuông, đèn, giá đỡ bình nước,… Thao tác lắp khá đơn giản nhưng lại mang đến nhiều lợi ích cũng như thuận tiện cho bạn trong quá trình sử dụng, đồng thời tăng tính thẩm mỹ.
Lưu ý cách lắp xe đạp 3 bánh trẻ em
Khi lắp tay lái, bạn nên để dây cáp đề, cáp thắng xoắn vào nhau nhằm tránh gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng. Khi siết 4 ốc mặt trước cổ lái, bạn nên thao tác từng ốc và nên siết theo hình chéo.
Bên cạnh đó, bạn cần bôi trơn sử dụng dầu bôi trơn chuyên dụng cho vào các ren trục bàn trước khi tiến hành lắp vào lỗ trục trên giò đạp. Điều này không chỉ giúp quá trình thực hiện trở nên dễ dàng mà còn tăng tuổi tho cho trục.
Sau đó, phụ huynh cần kiểm tra cẩn thận thông số thực tế trên xe hoặc có thể hỏi lại nhân viên cửa hàng. Người dùng không nên dựa vào số liệu tham khảo hay sự tư vấn của người khác cũng như cảm nhận của bản thân.
Dù là cách lắp xe đạp 3 bánh trẻ em hay xe 2 bánh thông thường thì trong quá trình thực hiện, một số chi tiết khó và không thể lắp ráp bạn nên liên hệ với đơn vị cung cấp để được hỗ trợ. Tránh trường hợp cố chấp tự thao tác khiến sản phẩm của bạn có thể bị hỏng hoặc không an toàn trong quá trình sử dụng.
Địa chỉ mua xe đạp trẻ em an toàn, chính hãng
Ngoài cách lắp xe đạp trẻ em thì mua xe đạp ở đâu đảm bảo uy tín, chất lượng cũng là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Điều này cũng khá dễ hiểu, bởi trên thị trường hiện nay có không ít đơn vị, địa chỉ kinh doanh với đa dạng các dòng sản phẩm khác nhau.
Nếu đang băn khoăn và chưa biết nên chọn địa chỉ nào để mua xe thì bạn có thể ghé thăm cửa hàng Smart Baby. Tại đây, phụ huynh có thể thoải mái lựa chọn mẫu xe đạp phù hợp cho bé với đa dạng kiểu dáng, kích thước, màu sắc.
Smart Baby luôn đặt chữ tín lên đầu, nên các mặt hàng đều phải là chính hãng, trải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt. Do đó, phụ huynh có thể hoàn toàn an tâm mua và cho bé sử dụng sản phẩm. Những mẫu xe đạp hiện có tại cửa hàng và trang thương mại điện tử đều đảm bảo chất lượng, an toàn cho sức khỏe phù hợp với độ tuổi của trẻ. Nếu không biết mua sản phẩm nào, đội ngũ nhân viên của Smart Baby sẽ hỗ trợ bạn.
Ngoài ra, đơn vị hỗ trợ chính sách bảo hành sản phẩm theo đúng quy định của nhà sản xuất đối với từng loại xe. Kèm theo đó, nếu xe mua không đúng mẫu hay xuất hiện lỗi do nhà sản xuất đơn vị cũng hỗ trợ khách hàng đổi trả miễn phí. Đây cũng là điểm cộng khiến khách hàng trên cả nước tin tưởng.
Thông tin chi tiết xin liên hệ:
Cửa hàng đồ chơi trẻ em Smart Baby
- Địa chỉ: Số 7, Ngõ 30/72 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
- Điện thoại: 0911.2888.10.
- Email: Smartbaby.com.vn@gmail.com.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây bạn đã biết cách lắp xe đạp trẻ em tại nhà. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hay cần biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm bạn có thể liên hệ trực tiếp với Smart Baby để được giải đáp cụ thể.